Một khi bạn có cách sử dụng Filter trong Google Analytics hiệu quả, thì việc xem báo cáo trên trang tổng quan trong Google Analytics sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Có thể nói, Filter cùng với Segment là 2 tính năng được sử dụng nhiều nhất trong Google Analytics. Các Online Marketers thì đặc biệt ưa thích phần Segment vì nó giúp họ có thể trực tiếp nhìn thấy dữ liệu mình quan tâm nhất, tạo báo cáo riêng cho từng chiến dịch, so sánh, đối ứng giữa các yếu tố với nhau một cách trực tiếp.
Nắm vững Filter và Segment là bạn có thể xử lí nhanh hơn trước một yêu cầu về thông tin, tăng hiệu quả của việc đưa ra quyết định lên nhiều lần.
Tầm quan trọng của Filter trong Google Analytics
- Giúp tối ưu hóa phân tích dữ liệu: Filter giúp người dùng tập trung vào các thông tin quan trọng và loại bỏ các thông tin không cần thiết. Điều này giúp người dùng phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, tối ưu hóa quá trình phân tích và đưa ra các quyết định thông minh hơn.
- Tăng tính chính xác của dữ liệu: Filter giúp người dùng loại bỏ nhiễu và dữ liệu không chính xác, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu phân tích. Điều này giúp người dùng đưa ra các quyết định dựa trên những thông tin chính xác và đáng tin cậy.
- Phân tích hiệu quả của các chiến dịch marketing: Filter giúp người dùng phân tích hiệu quả của các chiến dịch marketing khác nhau, bao gồm quảng cáo trên Google, Facebook, email marketing, vv. Người dùng có thể sử dụng Filter để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch này và tối ưu hóa chiến lược marketing của mình.
- Phân tích các thuộc tính khác nhau của người dùng: Filter cho phép người dùng phân tích dữ liệu theo các thuộc tính khác nhau của người dùng, bao gồm tuổi, giới tính, địa lý, vv. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về đặc điểm của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược marketing của mình.
Các loại Filter trong Google Analytics
- Filter Prerdefined: Đây là các Filter được cung cấp sẵn bởi Google Analytics để giúp người dùng lọc và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các Filter Prerdefined bao gồm các loại Filter phổ biến, ví dụ như lọc theo trang web, lọc theo nguồn truy cập, lọc theo từ khóa, vv.
- Filter Custom: Đây là các Filter được tạo bởi người dùng để phân tích dữ liệu theo các yếu tố cụ thể phù hợp với mục đích phân tích của họ. Người dùng có thể tạo Filter Custom bằng cách chỉ định các điều kiện lọc dữ liệu cụ thể.
- Filter Advanced: Đây là các Filter nâng cao được sử dụng để lọc dữ liệu theo nhiều điều kiện khác nhau. Filter Advanced cho phép người dùng kết hợp nhiều điều kiện lọc dữ liệu để tạo ra một tập hợp con dữ liệu chính xác và phù hợp với mục đích phân tích của họ.
Cách sử dụng Filter trong Google Analytics
Cách sử dụng Google Analytics ở mục Filter khá đơn giản. Filter thường sẽ xuất hiện tại vị trí sau:
– Account level:
Giả sử bạn có 1 account quản lý 15 property, mỗi property quản lý 3 Views, vị chi là 45 Views. Bây giờ bạn cần loại bỏ IP nội bộ cho tất cả các View đó.
Bạn có thể ngồi đặt filter cho từng bản View một, việc Copy + Paste cũng không quá lâu, miễn là có đủ thời gian
Hoặc bạn vào Admin –> All Filter –> New Filter
Chọn bộ lọc mình muốn thực hiện, sau đó áp dụng lên tất cả các bản View.
Account-Filter-Google-Analytics Cách sử dụng Filter trong Google Analytics và Segment trong Google Analytics
– View level:
Tại trang tổng quan trong Google Analytics, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn số liệu mà mình muốn xem. Sau đó bật bộ lọc View level. Filter View level khác với Filter tại Account level ở điểm: Bạn chỉ có thể đặt filter cho một mình bản View này. Điều này thích hợp cho việc thử nghiệm một bộ lọc mới (Test View). Bạn cũng có thể lấy các bộ lọc đã có sẵn từ Account Level bằng cách nhấn vào “Apply existing filter“.
– Report filter:
Một cách dùng google analytics hiệu quả đó là report filter. Giữa một biển thông tin bạn nhìn thấy thì việc dùng filter tỏ ra vô cùng mạnh mẽ. Đơn giản như việc bạn muốn xem trong tháng này có bao nhiêu người ghé thăm trang web của bạn thông qua facebook. Bạn làm như sau:
Reporting –> Acquisition –> All Referrals
Lúc này kết quả cho thấy có rất nhiều nguồn mang traffic lại cho website của bạn. Và bạn muốn xem các traffic của Facebook!
Nếu may mắn thì bạn sẽ nhìn thấy ngay ở trang đầu tiên. Không thì bạn nhập chữ “Facebook” vào ô có hình kính lúp ở trên. Kết quả trả về sẽ chỉ toàn liên quan đến Facebook.
– Advanced Filter
Cách sử dụng Filter trong Google Analytics đơn giản nữa đó là Advanced Filter. Tính năng này cho phép sử dụng đa dạng các loại Filter và có khả năng kết hợp nhiều Filters lại với nhau. Tại đây, các filter được kết hợp để lọc ra các thông tin thỏa mãn nhiều bộ lọc khác nhau. Lưu ý rằng, các bộ lọc hoạt động THEO THỨ TỰ.
Các bạn cần lưu ý chi tiết đó. Vì rất có khả năng bạn gặp tình huống sau:
Bạn tham gia trực tiếp vào một Campagin. Cuối tháng, bạn cần biết tình hình traffic ở một số nước.
Bạn đang ở phần Audience report và muốn xem các traffic đến từ Mỹ và Canada. Rất nhiều bạn làm như sau:
Bạn chọn Geo –> Location. Tiếp đó chọn Advanced Filter. Sau đó nhập 2 bộ lọc Include | Country/Territory | Containing | United States VÀ bộ lọc Include | Country/Territory | Containing | Canada
Apply Filter. Kết quả là:
Nhớ rằng các bộ lọc hoạt động theo thứ tự. Sau bộ lọc đầu tiên, kết quả trả về chỉ có nước Mỹ. Lúc này bộ lọc số 2 mới hoạt động. Thành ra, bộ lọc thứ 2 lúc này trở thành: “Lọc ra các traffic có chứa Canada đến từ nước Mỹ”
Bộ lọc như vậy chắc chắn là không có số liệu!
Report chúng ta cần sẽ có dạng như thế này:
Để làm được điều này, có 2 cách.
Một là dùng tính năng Matching RegExp của Advanced Filter.
RegExp là viết tắt của Regular Expression – Cụm từ thông dụng. (Tham khảo thêm tại Google help)
Cái này các bạn tưởng tượng như là mình viết code vào trong bộ lọc. RegExp có rất nhiều ứng dụng mạnh mẽ trong Google Analytics và SEO (chỉnh sửa file .htaccess để Rewrite URL là một ví dụ)
Vì tinh thần của Blog là hướng dẫn cơ bản về Google Analytics nên mình sẽ không đi sâu vào Regular Expression ở đây.
Mình chỉ hướng dẫn qua cho các bạn biết (và lên Google tìm hiểu).
Để xuất ra được report chỉ gồm các yếu tố mình quan tâm, các bạn dùng cấu trúc: (element1|element2|element3…..|elementN)
Ở trong ví dụ này là (United States|Canada)
Bạn có thể tự áp dụng vào trường hợp của mình
Trên đây là những chia sẻ về hướng dẫn sử dụng google analytics, cũng như là cách sử dụng Filter trong Google Analytics. Hy vọng những nội dung này có thể hữu ích đối với các bạn.
Câu hỏi thường gặp
Intelligence Events trong Google Analytics là gì?
Đây là một hệ thống cảnh báo tự động của Google. Hệ thống này sẽ tự động lấy số liệu, thống kê từ Google Analytics, những số liệu giảm hay tăng một cách bất bình thường. Để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục sự bất thường này.
Là giải pháp SEO toàn diện cho doanh nghiệp hướng tới giải pháp SEO bền vững tổng thể cho doanh nghiệp.