Tìm hiểu và sử dụng Segment trong Google Analytics

Nếu bạn đang tìm hiểu về Segment, cũng như là cách sử dụng Segment trong Google Analytics. Thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Segment là gì?

Ngắn gọn, Segment là tập hợp các Filter trong Google Analytics. Và chúng được lưu lại để tiện sử dụng nhiều lần. Vị trí của Segment trong report được khoanh vùng màu cam trong ảnh

vi-tri-Add-Segment-trong-Google-Analytics

 

Tầm quan trọng của Segment trong Google Analytics

Nó giúp người dùng phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả hơn. Nhờ vào tính năng này, người dùng có thể hiểu rõ hơn về các nhóm khách hàng cụ thể, các nhóm trang web và các hành vi trên trang web của họ. Việc phân tích dữ liệu theo các Segment cụ thể giúp người dùng có thể đưa ra các quyết định thông minh hơn về chiến lược, hướng phát triển và hoạt động marketing.

Ngoài ra, Segment trong Google Analytics cũng giúp người dùng có thể so sánh hiệu quả của các chiến dịch marketing, các trang web, các nhóm người dùng và các kênh marketing khác nhau. Điều này giúp người dùng có thể tối ưu hóa chiến lược của mình và tăng hiệu quả hoạt động của mình trên trang web.

Các loại Segment trong Google Analytics

Trong Google Analytics, có ba loại Segment chính, bao gồm

  • Segment sẵn có: Đây là các Segment được cung cấp sẵn bởi Google Analytics để giúp người dùng phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các Segment sẵn có bao gồm các nhóm người dùng phổ biến, ví dụ như người dùng mới, người dùng quay lại, người dùng truy cập từ thiết bị di động, vv.
  • Segment tùy chỉnh: Đây là các Segment được tạo bởi người dùng để phân tích dữ liệu theo các yếu tố cụ thể phù hợp với mục đích phân tích của họ. Người dùng có thể tạo Segment tùy chỉnh bằng cách lọc dữ liệu từ các chiều khác nhau, bao gồm thông tin về người dùng, hành vi và địa lý.
  • Segment động: Đây là các Segment được tạo bởi Google Analytics để tự động phân tích dữ liệu theo các yếu tố cụ thể. Ví dụ, Segment động có thể được tạo để phân tích các người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang web, như xem một trang cụ thể hoặc thực hiện một giao dịch.

Hướng dẫn dùng Segment trong Google Analytics

Cách sử dụng Segment trong google analytics khá đơn giản, chỉ cần các bạn thực hiện theo những thao tác dưới đây.

All Sessions” cũng là một Segment. Là Segment chứa tất cả các traffic

Khi nhấn vào Add Segment, chúng ta được lựa chọn tối đa 4 Segment. Bảng báo cáo khi đó sẽ là bảng so sánh giữa các Segment với nhau theo các Metrics có sẵn.

Giả sử mình chọn 2 Segment: Converters và Non-converters. Báo cáo sẽ có dạng:

Làm sao Google Analytics biết đâu là converters (người mua hàng) và Non-converters (không mua hàng)?

– Segment về bản chất là các bộ lọc được lưu lại để tiện sử dụng. Converters là những traffic được áp dụng bộ lọc Goal Completions > 0 và Transactions >0. Non-converters thì Goal Completions hoặc Transactions đều bằng 0

Phần tạo Segment trong google analytics sẽ có những điểm cơ bản như trong hình:

Phần 1, khu vực làm việc chính

Bao gồm các Segment có sẵn (bên phải) và các Category của tất cả Segment (bên trái)

Đối với các segment được liệt kê, để biết chúng áp dụng bộ lọc như thế nào, bạn chỉ cần đưa chuột vào tên segment. Các bộ lọc sẽ hiện lên, giúp bạn hiểu thêm về segment mình đang định áp dụng.

Bạn cũng sẽ gặp rất nhiều segment được áp dụng bộ lọc dạng “Matches RegExp” như Search Traffic, Social Traffic… Không có kiến thức hoặc không tìm hiểu về Match RegExp sẽ là một thiếu sót rất lớn trong kiến thức của bạn.

Đối với mỗi Segment trong google analytics cho trước, bạn có thể copy, chỉnh sửa thành một segment khác, hoặc share với mọi người.

Với các segment thường xuyên sử dụng, bạn có thể gắn dấu sao cho nó. Segment sẽ được lưu lại tại mục starred tiện cho mục đích tái sử dụng.

Phần 2

Khu vực menu này gồm các tính năng cơ bản như View (dạng check-list hoặc kéo thả như trên hình), search, tạo segment  trong google analytics mới, import segment và chia sẻ segment

Hướng dẫn tạo Segment

Dưới đây là 3 bước tạo Segment trong google analytics mà các bạn cần biết:

  • Bước 1: xác định rõ đối tượng khách hàng và loại traffic cần xem. Ví dụ: tôi muốn tạo Segment theo dõi đối tượng khách hàng yêu thích Blog của mình.
  • Bước 2: Xác định các đặc điểm cần có của đối tượng. Người đọc yêu thích Blog của tôi thì sẽ đọc nhiều trang, tỉ lệ quay lại cao, số sessions lớn.
  • Bước 3: Chọn metrics và điều kiện giữa các metrics phù hợp. Ở đây mình chọn Page Depth ≥ 3 và Session Counts ≥ 10

Đặt tên cho Segment là TrueLover. Từ giờ mỗi khi bạn muốn theo dõi các True Lovers trên Blog của mình thì vào category Custom để chọn nhé

Bấm Preview để xem Segment sẽ thay đổi report của bạn ra sao. Nếu chưa đúng với yêu cầu bạn cần chỉnh lại các điều kiện.

Ứng dụng của các Segment mà bạn hay gặp:

– Xem traffic đến từ các nguồn SEO/Organic, Direct, Referral, Email marketing hoặc một kênh cụ thể

– Xem các keyword, tỉ lệ chuyển đổi của chiến dịch Google Adwords

– Theo dõi các trang khách hàng hay vào nhất. Theo dõi đối tượng khách hàng, khách hàng tiềm năng.

– Theo dõi từng chiến dịch được gắn thông số UTM, chiến dịch email marketing, chiến dịch phát hành ebook…

Import Segment

Có hàng ngàn segment, custom report có sẵn tại Google Analytics Solution Gallery. Mỗi một item ở đây đều có miêu tả, rating, comment, y hệt trên AppStore và Google Play :sexy: Nhấn Import. Bạn có thể xem các segment mới này tại mục Custom Segment.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc hướng dẫn dùng Segment trong google analytics. Hy vọng có thể hữu ích đối với các bạn. Ngoài ra nếu các bạn cần tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ SEO uy tín thì có thể liên hệ với dichvuseo.com.vn nhé.

Câu hỏi thường gặp

Muốn tự học SEO thì nên bắt đầu từ đâu?

Nếu như các bạn muốn học SEO, các bạn có thể lựa chọn học ở các trung tâm dạy SEO có uy tín hoặc có thể tự học thông qua các tài liệu trên mạng. Đây là một nguồn tài liệu SEO chất lượng mà các bạn có thể tham khảo. Ngoài ra các bạn cũng nên thường xuyên đọc tin tức SEO, các bài viết có liên quan đến SEO để củng cố kiến thức của mình.

Tìm nguồn backlink chất lượng ở đâu?

Các nguồn backlink chất lượng mà các bạn cần nên biết đó là BizSugar, Haro, GrowthHackers,…. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Scroll to Top